Skip to content
Home » Phân tích thị trường mục tiêu có vai trò gì trong kinh doanh?

Phân tích thị trường mục tiêu có vai trò gì trong kinh doanh?

Hai doanh nghiệp cùng có số vốn xuất phát như nhau, kinh doanh cùng mảng, nền tảng kiến thức tương đồng. Tuy nhiên, thị trường mục tiêu từng doanh nghiệp hướng đến sẽ cho thấy hướng đi của doanh nghiệp đó cũng như các mức độ thành công khác nhau. Vì vậy, phân tích thị trường mục tiêu luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong kinh doanh bất cứ ngành nghề lĩnh vực nào.

Thị trường mục tiêu là gì?

Mỗi doanh nghiệp đều sẽ có những thuận lợi và bất lợi nhất định. Mỗi người chủ doanh nghiệp cũng sẽ có những mục tiêu riêng. Vì vậy, để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì cần phải có một thị trường phù hợp để cạnh tranh. Đó chính là thị trường mục tiêu. Chọn được thị trường mục tiêu, doanh nghiệp sẽ tránh được những cuộc đối đầu không cân sức và tập trung toàn bộ năng lực để phát triển lợi thế của mình.

Thị trường mục tiêu khác với thị trường như thế nào?

Thị trường luôn là khái niệm rộng và mang tính bao quát nhất. Đó là tất cả những khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dịch vụ. Trong khi đó, khách hàng mục tiêu chính là một thị trường ngách nhỏ hơn. Nó là một phần của thị trường, là nhóm khách hàng chủ yếu mà doanh nghiệp hướng đến. Các sản phẩm dịch vụ của họ cũng tập trung vào nhóm khách hàng này.

See also  Tìm hiểu ứng dụng và cách vẽ ma trận BCG

Ví dụ, công ty bạn mở dịch vụ du lịch tâm linh. Tất cả người Việt và các du khách nước ngoài sẽ là thị trường. Nhưng các ngôi đình chùa, các đối tượng Phật tử… chính là thị trường mục tiêu. Nhóm khách hàng này có nhu cầu đi du lịch tâm linh nhiều nhất. Tập trung vào nhóm khách hàng này sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất cho kinh doanh.

Thị trường là của chung cho tất cả các doanh nghiệp. Và mỗi doanh nghiệp đều có thị trường mục tiêu riêng của mình.

xem thêm video xác định thị trường mục tiêu

Tầm quan trọng của phân tích thị trường mục tiêu

Phân tích thị trường và xác định đúng nó có rất nhiều ý nghĩa:

Đảm bảo hoàn thiện sản phẩm đúng nhu cầu khách hàng

Biết được chính xác khách hàng là ai, doanh nghiệp sẽ có định hướng hoàn thiện sản phẩm dịch vụ tương ứng. Ví dụ như bạn phát triển các mô hình đồ chơi trí tuệ cho trẻ em từ 3 – 10 tuổi. Khách hàng mục tiêu chính là nhóm đối tượng này. Người mua sẽ là bố mẹ.

Doanh nghiệp sẽ phát triển các sản phẩm đồ chơi của mình theo kế hoạch. Trước hết là chinh phục các phụ huynh, khiến họ nghĩ rằng nó hữu ích với con mình. Sau đó, đồ chơi cần phải phù hợp lứa tuổi, giúp các bé kích thích được khả năng và sự sáng tạo của mình.

See also  Tìm hiểu môi trường vĩ mô trong quản trị học

Kiểm soát tốt các kỳ vọng chinh phục thị trường

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn đạt được lợi nhuận tốt. Tuy nhiên, kỳ vọng lợi nhuận cần phải có sự phù hợp và luôn đảm bảo lâu dài. Với thị trường mục tiêu được xác lập, khách hàng sẽ có được những thỏa mãn với sản phẩm dịch vụ mà bạn cung cấp. Họ sẵn sàng quay lại lần sau, giúp bạn đạt được những kỳ vọng kinh doanh của mình.

 

Nâng cao hiệu quả quảng cáo, nhắm đúng đối tượng khách hàng hơn

Biết rõ các khách hàng tiềm năng sẽ giúp nhà kinh doanh xây dựng chiến lược quảng cáo phù hợp. Nắm bắt được các hành vi khách hàng giúp doanh nghiệp có thể chọn hình thức quảng cáo dựa trên hành vi đó. Bằng cách này, thông điệp quảng cáo vừa phát huy tối đa hiệu suất, vừa tiết kiệm tối đa chi phí marketing.

Làm thế nào để xác định được thị trường mục tiêu?

Xác định thị trường mục tiêu chưa bao giờ dễ dàng. Vấn đề là phải biết tiết chế được tham vọng. Người dùng đa dạng, một sản phẩm và dịch vụ cụ thể khó có thể đáp ứng hết được các kỳ vọng của họ. Chính vì vậy, điều quan trọng là phải tìm thấy cơ hội kinh doanh nào tốt nhất.

Để xác định được thị trường riêng của mình, doanh nghiệp cần nghiên cứu, đánh giá 2 nhân tố sau:

  • Tính hấp dẫn của thị trường, bao gồm quy mô, tốc độ phát triển, mức độ cạnh tranh, sức mua của khách hàng.

  • Phân tích và hiểu rõ lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Ví dụ như sản phẩm của bạn là organic toàn phần, có bao bì đẹp, khuyến mãi, thanh toán linh hoạt, giao hàng miễn phí…

See also  Servqual là gì? Cách cải thiện thang đo Servqual trong kinh doanh

Phương án chọn lựa thị trường mục tiêu phù hợp

Có 5 phương án để doanh nghiệp chọn được thị trường mục tiêu cho mình:

  • Tập trung duy nhất vào 1 phân khúc thị trường cụ thể.

  • Chọn lọc một số phân khúc thị trường để hoạt động. Trong đó, mỗi phân khúc hướng đến các đối tượng khách hàng khác nhau.

  • Chuyên môn hóa sản phẩm thành một ngành hàng đặc thù, độc đáo, khác biệt.

  • Chuyên môn hóa thị trường bằng cách chỉ chọn 1 thị trường mục tiêu và tập trung phát triển đa dạng sản phẩm vào thị trường này. Ví dụ cung cấp cho ngành BẾP với đầy đủ các vật dụng nấu ăn, nguyên vật liệu.

  • Phục vụ toàn bộ thị trường, thường áp dụng cho các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như bột giặt, kem đánh răng…

Tạm kết

Phân tích thị trường mục tiêu có khó không? Chỉ cần doanh nghiệp hiểu rõ sản phẩm dịch vụ của mình, nắm được các vấn đề: ai mua, mua cái gì, khi nào mua, mua ở đâu, tại sao họ chọn sản phẩm của mình. Nắm được các vấn đề này, việc tạo lập thị trường và đạt được hiệu quả kinh doanh chỉ là vấn đề thời gian.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *