Từ khi ra đời, ma trận BCG đã trở thành mô hình kinh doanh kiểu mẫu của nhiều doanh nghiệp. Nhờ có nó mà rất nhiều startup và cả những lão làng xác định được vị trí của mình là ở đâu trên thị trường tài chính khi so sánh với các đối thủ có cùng danh mục sản phẩm. Từ đó giúp những người điều hành nhìn nhận lại chiến lược kinh doanh và những quyết định đầu tư cả về nguồn lực lẫn dòng tiền một cách hợp lý hơn. Vậy làm thế nào để thiết kế một ma trận BCG hiệu quả? Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu cách vẽ ma trận BCG ngay bây giờ.
Table of Contents
Tổng quan về ma trận BCG
Muốn học được cách vẽ ma trận BCG và đưa vào kế hoạch thực tế thì trước hết chúng ta cần phải biết ma trận BCG là gì? Nó có những lợi ích và ứng dụng thực tiễn nào trong kinh doanh?
Ma trận Boston
Ma trận Boston hay còn được gọi với cái tên khác là ma trận BCG ( Boston Consulting Group) do nhóm tư vấn Boston xây dựng ở đầu thập niên 70. Đây là một phương pháp hữu hiệu và đơn giản trong công đoạn phân tích cấu trúc kinh doanh của một doanh nghiệp. Giúp đánh giá tình hình hoạt động của các đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU- Strategy Business unit). Để từ đó đưa ra các quyết định về vốn đầu tư cho các bộ phận kinh doanh một cách thích hợp.
Ưu- nhược điểm của ma trận BCG
Ma trận BCG có rất nhiều ưu điểm:
-
Một mặt, ma trận này sẽ là một bước nền rất thuận lợi để để phân tích danh mục các hoạt động của doanh nghiệp trong tổng thể tất cả hạng mục. Bên cạnh đó, nó cho phép doanh nghiệp kiểm tra xem dòng vốn phát sinh từ một số hoạt động có đủ để bù đắp cho các hoạt động hay nhu cầu mới không. Cũng như liệu nó có thể thay thế được cho các dự án đã suy thoái không.
-
Mặt khác, ma trận cho phép hình thành các mục tiêu về các chiến lược cần được theo đuổi.
-
Chính sự đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu đã biến mô hình này trở thành công cụ đánh giá phổ biến cho các doanh nghiệp.
Tuy vây, phương pháp này vẫn có những hạn chế nhất định. Cũng vì sự đơn giản vậy nên các đánh giá về tiềm năng phát triển của nó chưa được đầy đủ và còn thiếu nhiều thông tin.
Những loại chiến lược phù hợp sử dụng ma trận BCG
Sau khi phân tích thị trường thông qua ma trận BCG, thường sẽ có 3 chiến lược chính mà các nhà doanh nghiệp ưa thích sử dụng là:
-
Chiến lược “Đánh nhanh thắng nhanh”: Khi áp dụng kế hoạch này, doanh nghiệp cần được củng cố SBU chặt chẽ. Và tìm cách đầu tư vào tăng trưởng của thị phần.
-
Phương pháp “Án binh bất động”: Mục đích chính của chiến lược này là tận dụng tối đa hóa khả năng sản sinh lợi nhuận và tiền bạc.
-
Chiến lược “Hy sinh”: Doanh nghiệp sẽ chấp nhận từ bỏ một bộ phận kinh doanh hoặc những danh mục không đem lại lợi nhuận bằng cách cắt giảm chi phí đầu tư. Và sau đó lại tăng giá mặc dù có sự ảnh hưởng đến mục tiêu kinh doanh lâu dài.
Xem video phân tích ma trận BCG và ví dụ thực tế
Cách vẽ ma trận BCG
Để vẽ được ma trận BCG ta làm theo các bước sau:
-
Ma trận BCG sẽ chia làm 4 ô theo hai trục tung và hoành. Trục tung sẽ phản ánh tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của thị trường sản phẩm đó. Được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm tăng trưởng về doanh số bán hàng trong ngành. Trục hoành sẽ tượng trưng cho thị phần tương đối của sản phẩm.
Theo đó, ngành tăng trưởng cao sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh thuận lợi hơn so với ngành tăng trưởng thấp.
-
Tiếp theo, xác định tỷ lệ tăng trưởng của nó trên trục hoành. Tỷ lệ tăng trưởng 10% được coi là ranh giới phân định giữa mức cao và thấp. Tỷ lệ đạt mức trên 10% sẽ được đánh giá là cao ( sẽ chiếm 2 ô “ngôi sao” và “dấu hỏi” ở trên cùng). Còn lại dưới 10% được xếp vào mức thấp ( ô “bò sữa” và “con chó”).
-
Mỗi đơn vị kinh doanh chiến lược sẽ nắm giữ lần lượt các vị trí cụ thể ở một trong 4 ô của ma trận. Với biểu tượng một vòng tròn có tâm là vị trí của đơn vị được xác định bởi thị phần tương đối và tốc độ tăng trưởng của ngành. Độ lớn của vòng tròn sẽ được xác định ứng với doanh thu của đơn vị đó.
Phân tích ma trận BCG
4 loại chính của của đơn vị trên đồ thị ma trận sẽ chia thành:
-
Ô “dấu hỏi” (Question marks)
Các đơn vị chiến lược nằm trong ô dấu hỏi thường gắn với những sản phẩm cạnh tranh trong ngành có tỷ lệ tăng trưởng thị trường cao nhưng thị phần tương đối lại thấp. Do mới xâm nhập vào thị trường nên những đơn vị này cần lượng vốn cao mà doanh thu chưa đáng kể. Buộc doanh nghiệp phải cần thêm thời gian để quan sát và cân nhắc đầu tư.
-
Ô “ngôi sao” (Stars)
Được xếp vào ô này là những đơn vị được coi là “mũi nhọn”, có vị thế hàng đầu trong danh mục đầu tư của doanh nghiệp. Chúng mang trong mình những lợi thế to lớn, cũng như tiềm năng phát triển và lợi nhuận cao hơn hẳn các ngành khác trên bàn cân so sánh.
-
Ô “bò sữa” (Cash cows)
Các đơn vị trong ô bò sữa thường có thị phần tương đối cao nhưng cạnh tranh trong ngành có tỷ lệ tăng trưởng thấp. Và thường là những “ngôi sao” đã hết thời và nằm trong giai đoạn bão hòa. Theo nhóm tư vấn thì nhóm này tuy có mức tăng trưởng thấp nhưng lợi nhuận mà nó tạo ra vẫn khá cao do khả năng lưu chuyển tiền mạnh mẽ.
-
Ô “con chó” (Dogs)
Khi đã rơi vào ô này tức của mức tăng trưởng và doanh thu của ngành đang rất thấp và có ít triển vọng chuyển mình. Vì thế, những đơn vị này có nguy cơ cao sẽ bị đào thải.
Vậy là chúng ta đã được tìm hiểu những thông tin và cách vẽ ma trận BCG trong phân tích kinh doanh. Hy vọng các nhà đầu tư sẽ nắm vững và áp dụng nó thật tốt trong các nước đi sau này của mình.